Khi tranh cát gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước Thông thường, nhiều người sẽ nghĩ việc vẽ tranh cát là để thể hiện tài năng, quảng b...
Khi tranh cát gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước
Thông thường, nhiều người sẽ nghĩ việc vẽ tranh cát là để
thể hiện tài năng, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm lợi nhuận… Nhưng không chắc hẳn
như thế bởi những người làm tranh cát thật sự không phải làm công việc chỉ để
kiếm tiền mà họ còn biến tranh cát trở thành nơi gửi gắm tình yêu quê hương đất
nước.
Các sản phẩm được làm từ tranh cát Ảnh: Gia Anh Anh
|
Các sản phẩm được làm từ tranh cát Ảnh: Gia Anh Anh
|
Vẽ tranh cát
không hề đơn giản
Có đến với thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận vào những ngày của cuối tháng 3 đầy nắng nóng thì mới cảm nhận
được cái nóng của thời tiết, của những đồi cát trắng nơi đây hơi khắc nghiệt đối
với người dân của vùng đất này và cả du khách ghé thăm. Một trong những ấn tượng
đối với những khách du lịch như tôi đây chính là những sản phẩm tranh cát được
vẽ rất công phu. Lấy cát, phơi cát, ray lấy cát nhuyễn, thực hiện vẽ tranh… tất
cả đều là những công đoạn để giúp nghệ nhân làm tranh cát hoàn thành nên những
bức tranh cát thật đẹp. Có được những bức tranh đẹp, không phải ai cũng có thể
mường tượng được hết tất cả những khâu làm tranh cát. Nhiều người nghĩ rằng việc
tạo tranh cát sẽ rất đơn giản. Thật ra có tận mắt xem làm tranh cát đặc
biệt là những bức tranh được tạo nên từ đôi tay của người khuyết tật thì mới có
thể hiểu được hết tất cả những gì mà công việc vất vả này mang lại.
Ở nhóm đền tháp Chăm Pô Sah Inư (Phố Hài), thành phố Phan
Thiết, tỉnh Bình Thuận này có một khu vực dành riêng cho vẽ tranh cát phục vụ
khách du lịch. Không gian không rộng lắm, dưới một tán cây dù khá rợp bóng mát
nhưng cũng không thể nào che hết được cái nắng chói chang đang cố xuyên qua từng
kẻ lá mà chiếu xuống đây. Chị Bích Trân, nhân viên bán các mặt hàng tranh cát ở
đây cho biết: “Nghề tranh cát làm vất vả lắm. Cát có sẳn ở đây không phải lúc
nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu làm tranh cát. Những lúc thiếu, cần các loại cát
khác cho phong phú hơn thì phải chạy đi các tỉnh khác có nhiều cát hơn để mua
thêm. Từ lấy cát, ray lấy cát nhuyễn, nhuộm cát, phơi cát cho đến vẽ tranh cát
thì khâu nào cũng lâu. Nhất là giai đoạn người làm bắt tay vào vẽ tranh cát. Mỗi
một ngày, người làm tranh cát ở đây chỉ vẽ được có một lọ nhỏ tranh cát. Những
lọ lớn hơn, những kỷ niệm chương to hơn thì phải mất đến ba, bốn ngày. Thậm chí
có lúc lên đến một tuần lễ mới có thể hoàn thành một sản phẩm lớn. Ngồi cả
ngày, vẽ chỉ được có một lọ nhỏ và lọ ấy được bán với giá là 100 ngàn đồng, những
lọ lớn hơn là 200, 300, đắt nhất cũng chỉ có 500 ngàn”.
Các loại cát sau khi đã được chọn lọc Ảnh: Gia Anh Anh
|
Có thể 100 ngàn là quá nhiều so
với nhiều người, nhưng nếu nhìn kĩ lại, một trăm ngàn được bán cho một lọ nhỏ
tranh cát là khá rẻ cho những người làm nghề vẽ tranh cát như thế. Ngồi cả
ngày, mất nhiều thời gian, phải cẩn thận từng chút một cho sản phẩm. Những du
khách đến tham quan đều ngạc nhiên và luôn tự hỏi: Sao người ta có thể làm được
điều như thế, đưa cát vào lọ và vẽ nên những bức tranh. Có du khách nước ngoài
thích quá và ngạc nhiên đến mức phải thốt lên ba từ: “Oh my
God”.
Người khuyết tật
gửi tình yêu quê hương vào tranh cát
Tranh cát là một nghề đòi hỏi sự
tỉ mỉ, khéo léo, cần mẫn và tinh tế. Chỉ cần chút lỡ tay thôi là đã khiến những
đường nét của bức tranh bị hư hoặc không thành. Những yêu cầu đó đối với người
mạnh khỏe, bình thường, đủ khả năng đảm nhiệm để vẽ những bức tranh cát còn
khó. Huống hồ gì những bức tranh cát tỉ mỉ lại được vẽ bởi những người khuyết tật.
Họ là những người bị khiếm thính và khuyết tật vận động. Nhưng họ không sợ vất
vả. Những con người này đã chịu khó vẽ nên những bức tranh đặc sắc.
Trong lúc mọi người cùng trò
chuyện, cùng xem các sản phẩm thì cô gái đang làm sản phẩm tranh cát cũng vừa
hoàn thành xong lọ tranh trong ngày của mình. Qua tiếp xúc, tìm hiểu thêm thông
tin từ chị Bích Trân, tôi biết được, bạn ấy tên là Nguyễn Thị Kim Ngọc, 20 tuổi
quê ở Bình Thuận đã gắn bó với nghề làm tranh cát được 2 năm nay. Kim Ngọc bị
khuyết tật bẩm sinh nên không nghe, không nói được. Đang băn khoăn không biết
làm sao để tiếp xúc với chị khi mà chị không thể nghe, không thể nói, riêng tôi
thì không biết ngôn ngữ kí hiệu thì chị Trâm bảo là “ Kim Ngọc có thể viết chữ.
Em cứ viết ra giấy, Ngọc sẽ trả lời những thắc mắc cho các bạn”.
Bạn Nguyễn Thị Kim Ngọc làm tranh cát ở
nhóm đền tháp Chăm Pô Sah Inư (Phố Hài)
Ảnh: Gia Anh Anh
|
Kim Ngọc đang tỉ mỉ vẽ tranh cát Ảnh: Gia Anh Anh
|
Những dòng chữ khá rõ ràng, dễ đọc, đôi lúc cũng có ngược
chữ nhưng mà đã kể được một phần nào đó về cuộc sống của cô gái này. Gia đình
Ngọc có 5 người, Ngọc bị tật bẩm sinh. Ngày xưa bạn được học chữ ở một trường
thuộc Tân Thiên, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Đến với tranh cát là một cái
duyên. Vì một phần muốn theo học một nghề để nuôi thân, một phần thích các thắng
cảnh của quê hương đất nước và muốn vẽ nó lên cát nên Ngọc đã không ngại khó mà
tìm đến tranh cát Phi Long để học và vẽ tranh cát. Rất may, nơi Ngọc theo học
không có tính tiền học phí. Mỗi một ngày, Kim Ngọc làm từ 8 giờ sáng đến 4 giờ
chiều. Lương hàng tháng mà Ngọc kiếm được từ việc vẽ tranh là 2.270.000 ngàn đồng.
Nét mặt hào hứng, vui vẻ tiếp chuyện Ngọc liền viết lên giấy: “Mình rất thích
làm tranh cát. Công việc vất vả, nhưng vì yêu thích những cảnh đồng quê của đất
nước nên mình muốn thể hiện những bức tranh ấy lên cát để bán cho khách du lịch
trong nước và ngoài nước biết được hết cảnh đẹp quê mình”. Khi được hỏi Ngọc có
ước mơ cho tương lai gì không thì bạn cười rất tươi rồi nhanh chóng ghi vào giấy:
“Em có ước mơ lắm. Em ước ở nhà vẽ tranh cát với những cảnh quê hương”. Phải
chăng tình yêu quê hương, yêu cảnh vật của đất nước đã nung nấu trong em nghị lực
vượt qua khó khăn và tiếp tục nghề vẽ tranh cát để mang những bức tranh đẹp đến
cho mọi người.
Cuộc trò chuyện qua cử chỉ, qua những câu chữ được ghi
trên giấy đã nói lên được, Kim Ngọc không chỉ là người vượt khó, vươn lên hoàn
cảnh để khắc phục số phận, mà Ngọc còn là một trong những người con của Bình
Thuận, người con của đất nước Việt Nam, yêu quê hương đất nước nên đã dùng hết
tất cả những gì biết được, những gì được dạy mà thổi hồn vào các tác phẩm tranh
cát. Tôi gọi họ là nghệ nhân bởi với cách nhìn của riêng tôi thì tôi thấy được:
họ rất yêu nghề mới chịu bỏ thời gian, công sức ra làm nghề tỉ mỉ, kì công đến
như thế.
Kim Ngọc trò chuyện với
mọi người bằng cách viết vào quyển sổ tay Ảnh:
Gia Anh Anh
|
“Em có ước mơ
lắm. Em ước ở nhà vẽ tranh cát với những cảnh quê hương”
-Nguyễn Thị Kim Ngọc-
Tranh cát
trong mắt khách du lịch và vẽ tranh cát nên được lan rộng hơn
Việc quảng bá hình ảnh đất nước
con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế đang được chú trọng rất nhiều. Phải làm sao để mọi người thấy hào hứng để đến
du lịch ở đất nước ta. Cho nên việc học cách vẽ tranh cát, tham gia vẽ tranh
cát về các thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta nên được truyền đạt lan rộng
hơn nhằm góp phần nhỏ vào việc phát triển du lịch nước nhà. Ông David Arthur đến
từ nước Anh cho biết: “Tôi ấn tượng về
con người Việt Nam. Họ chịu thương chịu khó. Đến đây, tôi rất là thích các sản
phẩm được làm từ cát như thế này. Chúng thật thú vị. Hy vọng rằng, Việt Nam sẽ
phát triển việc vẽ tranh cát lên thành điểm nổi bậc của du lịch để những du khách
như chúng tôi đến với Việt Nam tham quan sẽ có thêm được nhiều sản phẩm mang về
làm quà cho người thân”.
Khách du lịch ghé thăm gian hàng tranh
cát ở nhóm đền tháp Chăm Pô Sah Inư (Phố Hài) Ảnh: Gia Anh Anh
|
Để làm một bức tranh
nghệ thuật bằng cát, chúng ta phải trải qua nhiều công đoạn. Cụ thể như sau:
|
Để làm một bức tranh nghệ
thuật bằng cát, chúng ta phải trải qua nhiều công đoạn. Cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị: + Cát màu tự nhiên (có thể đến lấy tại Phan Thiết hoặc bờ biển miền Trung Nam Bộ) + Một số màu cát không có trong tự nhiên ta có thể nhuộm màu bằng một loại màu đặc biệt + 1 cái ray mắt nhỏ để sàng cát sạch, loại bỏ những tạp chất lẫn bên trong cát. + Muỗng cafe nhỏ + Ly thủy tinh hoặc bình thủy tinh trong suốt, không có hoa văn chìm 2. Cách làm: + Tìm tranh hoặc ảnh mà bạn yêu thích để làm mẫu tạo tranh cát. + Nghiêng ly thuỷ tinh khoảng 30 độ, đổ cát vào ly theo từng lớp. Đưa muỗng nhẹ, đổ cát theo mẫu muốn tạo. Bạn cần lưu ý đổ cát sát mặt ly thủy tinh. + Khi cát đã thành hình, dùng muỗng nén nhè nhẹ ở giữa ly để các lớp cát bám chặt vào nhau. + Sau đó đổ lớp cát tạp vào chính giữa ly để giữ độ chặt cho cát, không cho lớp bên ngoài xê dịch + Tiếp tục đổ những lớp còn lại đến khi đầy ly. 3. Bảo quản: + Luôn để tranh cát theo phương thẳng đứng + Không lắc mạnh tranh cát + Không tháo bỏ lớp keo trên miệng bình tranh cát. |
Công ty TNHH Tranh cát Phi Long là Công
ty dành riêng cho người khuyết tật: dạy nghề và tạo việc làm, giúp họ có nghề
nghiệp và thu nhập ổn định, sống hoà nhập với cộng đồng. Công ty chuyên sản
xuất tranh cát, cung cấp tranh cho khách trong và ngoài nước, thợ vẽ tranh là
các các em khuyết tật thuộc hai dạng tật: khiếm thính và khuyết tật vận
động.
Nghề này đòi hỏi người học phải có sự khéo léo, cần mẫn và tinh tế. Hãy một lần đến với Tranh cát Phi Long, chúng ta sẽ thấy được sự tài hoa của những người “nghệ sĩ” kém may mắn nhưng họ vẫn tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cho đời…
* Công ty TNHH Tranh Cát Phi Long nhận dạy nghề cho người khuyết tật (Miễn phí)
Liên hệ: Công ty TNHH Tranh cát Phi Long- Hẻm 444, Thủ Khoa Huân, Phan Thiết, Bình Thuận
Nghề này đòi hỏi người học phải có sự khéo léo, cần mẫn và tinh tế. Hãy một lần đến với Tranh cát Phi Long, chúng ta sẽ thấy được sự tài hoa của những người “nghệ sĩ” kém may mắn nhưng họ vẫn tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cho đời…
* Công ty TNHH Tranh Cát Phi Long nhận dạy nghề cho người khuyết tật (Miễn phí)
Liên hệ: Công ty TNHH Tranh cát Phi Long- Hẻm 444, Thủ Khoa Huân, Phan Thiết, Bình Thuận
Điện
thoại: 062.6251404- 0919003346
Gia Anh Anh
(Dương Kiều Diễm)
ليست هناك تعليقات