Page Nav

HIDE

Breaking News:

latest

Ads Place

6 việc làm ngành Truyền thông và Báo chí bạn có thể thử sức

Khi bạn nghĩ về nghề phóng viên, bạn có thể hình dung ra đó sẽ là một đám người đứng xung quanh một nhân vật công chúng bị thất sủng,...



Khi bạn nghĩ về nghề phóng viên, bạn có thể hình dung ra đó sẽ là một đám người đứng xung quanh một nhân vật công chúng bị thất sủng, giúi micro vào mặt của họ và bắt họ nói một câu, trong khi ảnh đèn flash của máy ảnh nháy nháy liên tục trước mặt. Nghề phóng viên đang khiến mọi người trở nên mất cảm tình như thế trong thời điểm hiện nay, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ những nhà báo mà thôi, và điều đó hoàn toàn không phải những gì bản thân tôi hay làm hàng ngày. Bạn đã chọn theo học ngành báo chí hoặc truyền thông tại trường đại học không có nghĩa là bạn bắt buộc phải trở thành một tay phóng viên điều tra cứng đầu. Vì vậy, tôi ở đây để cho bạn biết những con đường khác mà ngành báo chí có thể dẫn bạn đến.

#Copywriting

Nếu bạn đã xem xét làm việc trong ngành báo chí thì có thể công bằng khi cho rằng kĩ năng viết lách của bạn là khá tốt. Trong trường hợp đó, bạn có thể làm tốt mọi công việc trên thị trường. Nhưng nếu bạn muốn tập trung hoàn toàn vào việc viết lách, việc trở thành một copywriter là phương án rất khả thi. Nếu bạn không quen với thuật ngữ này, về cơ bản đây là công việc yêu cầu bạn phải tạo ra nội dung để đăng lên mạng hoặc sử dụng trong in ấn, thường là về lĩnh vực quảng cáo. Nó có thể là nội dung để thuyết phục khách hàng hoặc nâng cao nhận thức của khách hàng về một sản phẩm hay thương hiệu nào đó. Nhiều copywriter làm việc tự do nên có sự linh hoạt hơn với công việc. Chúng ta đều biết về cách thức quảng cáo qua truyền hình hoặc phát tờ rơi, tờ gấp và nghĩ rằng chúng ta có thể làm tốt hơn, vậy tại sao không thử làm điều đó? Bạn sẽ phải viết hàng ngày hàng giờ, nhưng bù lại sẽ không có sự kỳ thị nào với bạn như đối với những tay phóng viên bám dai như đỉa.

#Truyền thông qua mạng xã hội

Nếu bạn là một chuyên gia tại Facebook, bạn luôn thích đăng lên Twitter những gì bạn thích và bạn thích trau chuốt trang LinkedIn của bạn, hãy biến nó trở thành công việc chính thức của bạn. Khá là thú vị chứ nhỉ? Truyền thông qua mạng xã hội là một phần quan trọng của báo chí. Thử hỏi một bài báo hay tuyệt vời những không ai thèm đọc thì có ích gì cơ chứ? Bạn cần phải quảng bá nó và cố gắng cho mọi người biết đến nó, chính vì vậy nếu bạn trở thành một người quản lý truyền thông mạng xã hội, bạn đã có một công việc khá quan trọng. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của mạng xã hội và kèm theo đó là nỗi ám ảnh của chúng tôi với nó, công việc trong lĩnh vực này cũng đã tăng mạnh về số lượng. Riêng Twitter đã tuyển dụng hơn 4.000 người trên thế giới - vậy là quá nhiều cơ hội cho bạn nắm lấy rồi đó.

#PR (Quan hệ công chúng)

PR là quản trị nguồn nhân lực kiểu mới (đại loại vậy), tất cả mọi người đều muốn làm việc trong lĩnh vực đó và cũng chẳng trách họ được vì đây là một sự lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời, đặc biệt là nếu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực làm báo. Đó là tất cả về việc gây dựng số lượng độc giả, xây dựng các mối quan hệ với giới truyền thông, viết và sắp xếp lại các thông cáo báo chí và giám sát nội dung sáng tạo cho dù đó là quảng cáo, video hoặc các biện pháp PR trực tuyến.

Về cơ bản bạn đang cố gắng để làm việc với báo chí và nhà báo, chứ đừng chống lại họ. Vì vậy, nhiều công ty thuê nhân sự PR bên ngoài từ các công ty khác, những công ty biết những gì họ đang làm và có thể đảm đương hộ một khối lượng lớn công việc. Theo kinh nghiệm của tôi, PR khiến cho công việc của một nhà báo dễ dàng hơn rất nhiều và cũng rất dễ bị lạc lối nếu không có nó (vì thế, thử giúp tôi xem nào).

#Hiệu đính (Proofreading)

Nghe có vẻ không phải là công việc thú vị nhất trên thế giới, nhưng nó là một công việc rất quan trọng và nhiều người thấy nó rất bổ ích. Không có tờ báo, tạp chí hay những nội dung trực tuyến được công bố nào mà không được kiểm tra trước vô số lần (hoặc ít nhất nên thế). Không ai muốn bài viết của họ được in ra với hàng tá lỗi chính tả đơn giản hoặc một chi tiết thiếu chính xác, nhưng thường những thứ quá nhỏ nhặt như thế hay bị bỏ sót.

Công việc của người hiệu đính và biên tập viên là cứu hộ cho thế giới báo chí. Họ cứu chúng ta tránh khỏi việc biến mình trở thành những tên hề trước mặt người khác và làm cho bài viết của chúng ta đạt chất lượng tốt hơn, do đó, đây chắc chắn là một công việc xứng đáng. Nếu bạn quan tâm đến ngữ pháp và thích kiểm chứng sự thật, đồng thời có một con mắt tinh tường có thể để ý từng chi tiết một, đây có thể làm một công việc phù hợp với bạn. Việc đã tốt nghiệp ngành báo chí sẽ chỉ càng tăng cường khả năng viết lách và kiến ​​thức của bạn trong việc làm thế nào để cải thiện chất lượng bài viết của người khác.

#Đài phát thanh và truyền hình

Nếu bạn đã học về báo chí thì chắc hẳn bạn cũng đã từng thử qua công việc phát sóng, có thể là tham gia quay trực tiếp một số mẩu tin tức, thu âm cho các đài phát thanh hoặc làm một đoạn phim về những thành tích mà bạn đạt được. Nhưng thay vì đứng trước camera, tại sao bạn không tích lũy thêm kĩ năng chuyên môn và thử đứng sau hậu trường? Có thể bạn lại thấy mình phù hợp hơn với công việc cắt dán, chỉnh sửa và biên tập, hoặc thậm chí viết kịch bản. Cho dù sự nghiệp mà bạn lựa chọn là gì, mỗi nhà tuyển dụng đều cần bạn phải có kĩ năng viết lách, nghiên cứu hoặc sản xuất một sản phẩm truyền thông nào đó, cho dù theo sau nó có thể là một bộ phim tài liệu mới hoặc một bài viết phê bình về bộ phim ấy.

#Và cuối cùng ... Trở thành một chính trị gia!

Đây không phải là sự lựa chọn dễ hình dung nhất nhưng nhiều chính trị gia thực ra có rất nhiều phẩm chất tương tự như các nhà báo - không ngại ngùng trước đám đông, có sức thuyết phục lớn, kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn có thể đi theo con đường của một biên tập viên bài phát biểu, chỉ đạo chiến dịch tranh cử, hoặc trở thành một nhân viên thông tin. Ngay cả cựu Phó Thủ tướng Nick Clegg cũng bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc trở thành một nhà báo. Tất nhiên, ông ấy vẫn xuất hiện ở các trang tiêu đề chính nhưng theo một cách khác...

Vấn đề là, nếu bạn có kỹ năng viết lách tốt cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, các trang web, báo, tạp chí, nghiên cứu hoặc bất cứ điều gì bạn biết, bạn hoàn toàn phù hợp với vô vàn công việc khác nhau. Đừng nghĩ rằng kinh nghiệm hay bằng cấp của bạn trong nghề báo là con đường gồm toàn những công việc chỉ có 2 điều là ghi chép và báo cáo, một đi không trở lại. Nó thực sự là một tấm bằng gần như toàn mĩ, và đến đây tôi cũng xin được tóm gọn lại bài viết của mình bằng một câu nói kinh điển: Cơ hội là vô tận.

Nguồn: IT

Không có nhận xét nào

Latest Articles