Người nghèo thì cho rằng tiền là phù du và bảo rằng “người mê tiền là người xấu xa” và không quan tâm đến tiền, trong khi đó người giàu ngh...
Người nghèo thì cho rằng tiền là phù du và bảo rằng “người mê tiền là người xấu xa” và không quan tâm đến tiền, trong khi đó người giàu nghĩ rằng “thiếu hụt tiền bạc mới là nguồn gốc của những điều xấu”.
Bởi người giàu và người nghèo luôn khác nhau ở nhiều cái suy nghĩ cho nên mình luôn nghèo còn người ta thì cứ giàu thêm. Bởi vậy, hãy học những người giàu những đức tính này, bạn mà biết cách vận hành của tiền bạc, để biết cách bắt tiền bạc làm việc cho mình và để trở nên giàu có thì nay mai bạn có thể giàu lên thôi.
1. Bài học thứ nhất: Người giàu không làm việc để kiếm tiền, họ bắt tiền làm việc cho họ.
Người nghèo chúng ta thường suy nghĩ an toàn là sẽ đi làm để có lương, có tiền xài và làm thật tốt để lương khá hơn, thưởng nhiều hơn. Nhưng việc càng ngày phát sinh càng nhiều mà lương thì không hề tăng tỷ lệ tương xứng đâu.
Chúng ta 1 số người sẽ bỏ cuộc, một số sẽ tiếp tục chịu khổ, và chỉ có 1 số ít chiến đấu lại sự xô đẩy đó bằng cách “gây chiến” với ông chủ, tự ra làm ăn riêng.
– Chúng ta 1 số người sẽ bỏ cuộc, một số sẽ tiếp tục chịu khổ là người nghèo sẽ mãi nghèo vì suốt đời làm việc vì tiền bạc mà không biết rõ mình làm việc vì mục đích gì. Và khi đó kiếm ra nhiều tiền thì họ lại mắc nợ nhiều hơn.
Do họ sợ không có tiền không sống được nên tự nhiên cuộc sống bắt chúng ta phải làm việc và khi nhận được lương thì họ lại mong muốn những thứ mà họ có thể mua được, và khi đó cuộc đời của họ bị “bẫy” vào một vòng luẩn quẩn: thúc dậy, đi làm, trả hóa đơn, rồi thức dậy, đi làm và trả hóa đơn. Cứ thế vòng luẩn quẩn buộc chặt thời gian và tâm trí của người nghèo.
– Còn mẫu người chống đối lại ‘sếp” là người nghèo thoát khỏi vùng nghèo: Họ tin chắc là đời không trả lương cho họ đúng công sức họ bỏ ra nên luôn suy nghĩ, quan sát để tìm ra những cơ hội làm ra tiền vốn luôn hiện hữu chung quanh.
– Còn 1 mẫu nữa là giàu trong trứng: Họ sinh ra trong gia đình khá giả sẵn, nối nghiệp cha mẹ họ và bắt tiền-nhân viên của họ làm việc cho họ đẻ ra tiền.
Bài học làm giàu đầu tiên: không sinh ra trong gia đình khá giả thì phải biết cách tận dụng tiền, cơ hội quanh ta mà kiếm thêm làm giàu cho ta.
Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo không chỉ dựa vào thu nhập, mà quan trọng hơn vào cách họ quản lý đồng tiền chảy qua tay mình. Sự khác biệt ấy thể hiện trong việc để dành, đầu tư và sử dụng tiền.
Cách quản lý tiền của người nghèo
Người có tư duy "nghèo" thường là những công nhân và nhân viên mới đi làm. Họ có xu hướng tiêu tất cả số tiền kiếm được. Họ chịu tác động của nhu cầu hưởng thụ ngay. Họ để dành rất ít hoặc không để dành được tí nào, với lý do họ kiếm được quá ít nên không thể dành dụm. Bởi vậy tài chính của họ bấp bênh và không an toàn. Nhiều người phải tiếp tục công việc mà họ chán ghét chỉ vì họ phải kiếm tiền trang trải chi phí hàng ngày. Nếu bị mất việc hoặc giảm lương, họ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống. Rõ ràng cách quản lý tiền như vậy không bao giờ khiến họ giàu lên được.
Cách quản lý tiền của người trung lưu
Những người có tư duy “trung lưu” thường bao gồm các chuyên gia, nhân viên lâu năm với mức lương khá cao. Họ có thói quen "kiếm tiền, tiêu tiền và dành dụm".
Sau khi thanh toán tất cả các phí tổn, họ cũng để dành được một chút. Vấn đề ở chỗ, họ thường dùng khoản tiền dư ra để mua Tài sản hao mòn hơn là Tài sản gia tăng.
Họ dùng tiền tiết kiệm để mua nhà to hơn, mua xe xin hơn đi đôi với việc vay nhiều tiền hơn nên hàng tháng phải chi trả nhiều hơn.
Do đó, mặc dù nhìn bề ngoài phần lớn các gia đình trung lưu có vẻ khá giả, tổng giá trị tài sản của họ thật ra rất thấp, thậm chí cỏ thể âm.
Nhà cửa, xe cộ của họ có thể đáng giá hàng triệu đô, nhưng họ cũng nợ gần bằng đó hoặc hơn.
Trong thực tế, "sức khỏe" tài chính của họ còn đáng ngại hơn nhóm trên.
Nếu bị mất việc hoặc giảm lương, họ sẽ vẫn phải trả các món nợ và những khoản chi phí khổng lồ đã trở thành lối sống của họ. Nhiều người trong số họ chịu áp lực tài chính ghê gớm, phải làm việc cật lực hàng tháng để trả nợ ngân hàng.
Họ không thể nghỉ việc, không thể ngã bệnh, thậm chí không thể nghỉ hưu vì bị kẹt trong vòng luẩn quẩn: kiếm tiền - trả nợ.
Cách quản lý tiền của người giàu
Người có tư duy làm giàu thường có thói quen “kiếm tiền, để dành và tiêu tiền” Họ đề ra mục tiêu phải để dành được bao nhiêu một tháng, thường là 15-20%. Họ trừ khoản này vào phần thu nhập và tiêu phần còn lại.
Được tư duy làm giàu thúc đẩy, họ luôn muốn để dành nhiều hơn và dùng tiền đó đầu tư vào các loại tài sản sinh lợi và tăng giá trị.
Họ thà bỏ tiền ra mua cổ phiếu của các công ty tốt, các quỹ đầu tư hơn là vung tiền vào những món xa xỉ. Tài sản gia tăng của họ vượt xa Tài sản hao mòn, nên thỉnh thoảng họ vẫn có thể mua những thứ đắt tiền để tự thưởng cho mình.
Thu nhập thụ động từ các khoản đầu tư của họ vượt xa chi phí cho những thứ xa xỉ đó.
Dù chuyện gì xảy ra, họ tiếp tục cần mẫn để dành và đầu tư cho tới khi Tài sản gia tăng của họ bắt đầu tự nhân giống, thậm chí còn nhiều hơn chi phí hàng tháng.
Lúc đó họ hoàn toàn được giải phóng khỏi những lo toan về tài chính, nếu thích thì có thể thôi không cần làm việc nữa mà vẫn duy trì được mức sống hiện tại cho đến hết đời.
Tóm lại, bí quyết quản lý tiền của người giàu là: “Chi ít hơn thu. Đầu tư phần tiết kiệm để đạt mức tăng lũy tiến cho tới khi bạn tích lũy được một số tài sản gia tăng đủ để sinh ra dòng tiền mới để duy trì hoặc vượt quá mức sống ước mơ của bạn”.
* Trích nội dung trong cuốn "Bí quyết tay trắng thành triệu phú" của tác giả Adam Khoo.
2. Bài học thứ hai: Giàu hay nghèo, giỏi hay dở cũng phải học về tài chính.
Để làm giàu, chúng ta phải học về tài chính để có kiến thức về tài chính và biết cách linh hoạt trong quản lý tài chính cá nhân của mình.
Kiếm được tiền là 1 chuyện, quản lý tiền được hay không lại là 1 chuyện.
– Người nghèo sở dĩ nghèo vì chỉ biết cố gắng tiết kiệm tiền; hoặc chỉ tập trung kiếm ra tiền để trả nợ, hoặc chỉ làm ra tiền rồi tận hưởng hết khoản tiền đã kiếm,….vì vậy tới cuối đời không có dư.
– Người giàu thì khác, họ biết “làm ra tiền mà không biết tiết kiệm thì tiền cũng hết”, họ cũng biết “tiền mà chỉ lo tiết kiệm thì nó cũng vô dụng”.
Nhiều bài học thực tiễn cho chúng ta thấy rằng việc chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng chúng ta giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở:
– Quy tắc thứ nhất của người giàu là chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Tài sản được cha giàu định nghĩa là những thứ tạo ra tiền cho mình. Tiêu sản là những thứ lấy tiền của mình.
Ví dụ: một cái nhà được mua để kinh doanh cho thuê thì nó là tài sản. Cũng cái nhà đó nếu mua để ở thì nó là tiêu sản, vì người mua phải trả tiền lần đầu, và trả góp nhiều lần sau.
Đối với người mới đi làm, mọi thu nhập – lương – của họ được dùng để trang trải các chi phí cho cuộc sống như thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại. Họ hầu như chưa có tài sản lẫn tiêu sản.
Đối với người trung lưu, thu nhập – chính yếu vẫn là lương – cao hơn, chi phí gồm thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng… Phần dư ra họ mua tiêu sản như nhà, xe và những thứ khác mà họ nghĩ là tài sản.
Những chi phí cuộc sống cộng với nợ do tiêu sản đẻ ra tạo ra một gánh nặng thật sự trên vai những người trung lưu. Khi lương tăng lên, chi phí và gánh nặng tiêu sản của họ cũng tăng lên theo. Họ rơi vào vòng luẩn quẩn: đi làm, nhận lương và trả nợ.
Suốt cuộc đời đi làm của mình, người trung lưu không chỉ nuôi bản thân và gia đình, mà còn “oằn lưng” thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nuôi ngân hàng qua các khoản lãi, và làm giàu cho những người chủ, cổ đông của công ty.
Người giàu hầu như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó, họ có nguồn thu nhập từ các tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản.
Nguồn: Gia đình cuộc sống
Không có nhận xét nào