“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay Người ta bảo đó là nghề cao quý nhất Có một nghề không trồng cây vào đất Lại nở cho đời muôn đ...
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo đó là nghề cao quý nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Trống vào lớp. Thầy cô đến. Cả bọn đứng dậy vỗ tay rào rào. Đại diện là lớp trưởng lên cài hoa hồng lên áo của thầy, của cô. Trường huyện nghèo làm gì có hoa tươi, chỉ có cái bông hồng giả tặng thầy cô với những lời chúc. Vậy mà thân thương, gần gũi lắm, cả bọn cứ cười rúc rích.
Bình thường hờn thầy giận cô và có bao giờ thích thầy cô la đâu. Nhưng mà hôm nay cả bọn tình cảm lạ lùng. Cả bọn tiểu yêu dành những lời đường mật với những lời chúc mừng tri ân đến người thầy người cô đáng kính. Hơn hết vẫn là đứng đó hát hò xuyên suốt câu giờ để đừng bị bắt lên bảng trả bài hoặc làm kiểm tra.
Lớp tôi, 12X ngày ấy 2008 - 2011 |
Thầy cô xiêu lòng thì cả lớp thoát nạn. Vậy là tiếp tục hát râm ran nhưng phải hứa là đồng loạt khẽ thôi chứ không sẽ được ban giám hiệu ưu ái phạt mùa 20.11 thì quê chết.
Còn đối với những sát thủ nghiêm nghị thì không có hát hò gì cả. Học, học và học “Học cho các em hay học cho thầy cho cô?” Đấy, câu nói muôn thuở. Nghe xong câu đó coi như cả bọn mất đi niềm tin gì đó rất lớn vào hy vọng được ưu ái mùa 20.11. Nhưng đối với thầy cô nghiêm nghị thì có cách xoa dịu nỗi lòng những người trẻ tuổi non nớt vị thành niên một cách rất duyên: Học đi, sắp thi rồi. Hôm nay ai phát biểu nhiều thì sẽ được cộng điểm, ai làm trúng bài tập thì sẽ được điểm cao, làm sai không bị điểm thấp và càng không bị lên sổ đầu bài ngồi.
Được dịp, cả bọn hăng hái rất xung phong giành nhau lên bảng. Thầy cô cứ cho bài tập chưa cần gọi tên là đã tự động có vài đứa lên đứng chờ sẵn.
Cả bọn ngày đó chả có các thiết bị công nghệ gì để lưu lại kỷ niệm cả. Nhưng cách lưu lại tốt nhất vẫn là hình ảnh những ngày 20.11 khó phai mờ trong tim mỗi đứa.
Bây giờ cứ lướt mạng xã hội là thấy hành loạt hình ảnh, clip mừng 20.11 của thầy cô... Nhưng liệu có ai được trọn vẹn khoảnh khắc ngồi quây quầng bên cô thầy mà kể lể tâm sự trong ngày ý nghĩa ấy.
Trong dịp công tác phỏng vấn tại một trường cấp 3, tôi nghe các em học sinh kể với tôi: “Tụi em đến thăm thầy cô, chụp ảnh cho thỏa rồi đi vội để nhường lớp khác vào.” Tôi thấy mũi cay cay khi bây giờ công nghệ càng hiện đại hình như khiến các bạn trẻ dãn cách xa tình cảm thêm một xa. Cái gì cũng chụp ảnh rồi đăng lên chờ đếm like, chờ bình luận, cần mẫn trả lời từng comment…. Mà quên rằng, ngày tri ân cần lắm những lòi trò chuyện để hiểu và yêu thương trân trọng kỷ niệm với nhau nhiều hơn.
Ngày đó của chúng tôi, lớp nào đến sau phải chờ lớp trước la lết cả tiếng đồng hồ tại nhà thầy cô thì mới đến lượt. Hoặc thiện chí thì cùng vào ngồi: Ta giao lưu kết bạn với nhau chứ dễ gì đến vội rồi đi vội. Cả năm chỉ được 1 ngày phép đó mà quậy tưng bừng. Ấy thế mà chân tình, mà vui.
---
Cuộc sống sau quãng đời sinh viên đã khiến tôi khác đi, tôi ít thời gian để về với gia đình, về thăm trường xưa thầy cô năm cũ. Giờ tôi mới hiểu rõ: Khi bạn còn trẻ và còn có thể đi đây đi đó, thì hãy dành một khoảng thời gian để về lại với nơi yêu thương. Vì hiển nhiên sau này, khi bạn bị cuốn vào guồng quay của công việc, của chuyện vợ chồng con cái thì bạn sẽ khó được dịp để trở về thường xuyên.
Thanh xuân là gì? nhiều lần tôi tự hỏi
Hóa ra thanh xuân là để nuối tiếc, để nhớ lại cả trời thương nhớ mà ngẩn ngơ
"Con về nhặt lá vàng rơi
Buồn thiu úp mặt khóc thời gian qua
Mười mùa phượng đỏ thay hoa
Mộng xưa còn trắng trong tà áo xưa?"
Dương Kiều Diễm
Không có nhận xét nào